Bánh su sê – Thức quà quê dân dã mê hoặc của Cù Lao Chàm

Bánh su se - GSV Travel

Ẩn sau lớp lá chuối thơm dịu bên ngoài là chiếc bánh su sê có màu vàng óng, trong suốt đến mức nhìn thấy cả lớp nhân đậu xanh bên trong.

Cắn một miếng đã cảm nhận được vị dai, giòn của bột, ngọt thanh của nhân đậu xanh. Thức quà quê dân dã ấy đã mê hoặc biết bao du khách du lịch Hà Nội Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm.

Cùng với bánh ít, bánh su sê là đặc sản nổi tiếng ở Cù Lao Chàm. Trước đây, những loại bánh này thường được làm trong dịp lễ, Tết; làm quà biếu trong những dịp hiếu hỉ. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của ngành du lịch, bánh được người dân địa phương làm quanh năm để bán cho khách đến thăm Cù Lao Chàm.

Bánh su se - GSV Travel

Bánh su sê ở Cù Lao Chàm kỳ công từ nguyên liệu đến quá trình làm. Nguyên liệu chỉ là những sản vật gắn liền với cuộc sống của người dân như tinh bột sắn, dừa nạo, đậu xanh… nhưng để chế biến sao cho hài hòa, độc đáo là bí kíp riêng.

Chọn những củ sắn tươi ngon, xay mịn lọc lấy phần tinh bột. Ngày nay, các hộ gia đình làm bánh su sê thường làm trước phần tinh bột để dự trữ trong nhà, khi làm bánh những bát bột trắng tinh, thơm mùi sắn này được hòa với nước tạo thành lớp áo bên ngoài. Nhưng, điểm độc đáo ở Cù Lao Chàm là để tạo nên màu vàng bắt mắt, người dân lấy quả dành dành, lọc lấy nước màu vàng tươi hòa với bột, sau đó trộn thêm dừa nạo sợi.

Dừa nạo cũng được chọn từ những trái không quá già để có độ giòn mà vẫn ngọt. Hỗn bợp bột, nước và dừa nạo được bắc lên bếp, thêm lượng đường vừa đủ, khuấy đều tay cho đến khi sệt lại, không quá loãng và quá đặc là đạt yêu cầu. Quá trình hòa bột đòi hỏi người thợ làm bánh phải rất tỉ mỉ để bột tan đều trong nước, không vón cục.

Phần nhân cũng không kém công phu. Đậu xanh đãi sạch vỏ, nấu trên lửa nhỏ, để nguội rồi tán nhuyễn thành lớp bột mịn. Thêm đường vào trộn đều, bắc lên bếp và nấu lần thứ 2 cho đến khi đậu quánh lại là đạt. Khi đậu đã chín, thợ bánh sẽ nắm thành những miếng nhỏ bằng đầu ngón tay để thuận tiện hơn cho quá trình gói.

Du khách tour Đà Nẵng 5 ngày 4 đêm đến Cù Lao Chàm thường thử cách gói bánh su sê nhưng không phải ai cũng thành công. Lấy một lớp bột áo vừa đủ, tán mỏng trên lòng bàn tay sau đó đặt nhân đậu xanh vào giữa, vo tròn thật kín để nhân bánh nằm gọn ở vị trí trung tâm, không bị hở ra ngoài. Mỗi chiếc bánh sẽ được gói trong hai lớp lá chuối đã rửa sạch, để ráo.

Bánh được gói kiểu hình chóp nhọn tam giác. Bánh gói đạt yêu cầu là các cạnh phải đều nhau, dùng chính lá chuối tước nhỏ làm dây buộc. Bánh su sê ở đảo khác biệt là vậy bởi nhiều nơi bánh thường được đổ trong khuôn, sau khi hoàn thành mới gói bằng giấy bóng hay lá dừa, lá dứa theo hình vuông. Khi công đoạn gói hoàn thành, cho bánh vào nồi hấp lớn nấu qua một tuần hương (khoảng 25-30 phút). Nếu hấp bánh số lượng lớn, thời gian có thể lâu hơn tùy vào kinh nghiệm của mỗi người.

Mỗi gia đình ở Cù Lao Chàm có công thức chế biến riêng để tạo nên sự độc đáo. Tuy nhiên, số lượng gia đình nổi tiếng với món bánh su sê tại đây cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, ngoại trừ thương hiệu Cô Hường ở Bãi Làng.

Nếu mua tại nhà mỗi chục bánh (10 cái) có giá 20.000đ, còn mua ở cầu cảng hoặc các nhà hàng thì mức giá có thể nhỉnh hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *