Chiêm ngưỡng không gian tuyệt mỹ của lăng Khải Định

Lăng Khải Định - GSV Travel

Nhắc tới Huế, người ta vẫn thường dưng dưng khi nghĩ tới những trầm xưa, tích cũ. Nhắc tới Huế, người ta vẫn mang mang một nỗi nhớ, một nỗi hoài xưa trước từng mảng tường rêu nơi Cố đô. Nhắc tới Huế là người ta nhắc tới dòng sông Hương, dòng sông của thi ca, văn hóa, của dòng chảy thời gian và không gian đi qua màu cổ kính của những lăng tẩm, đền đài. Màu lăng buông nơi Huế, màu lăng buông rơi rớt lại một thời quá khứ vàng son. Trông ráng chiều buông trên lăng Khải Định, ta chợt thấy nao lòng, ta chợt thấy ngây ngẩn. Vẻ đẹp sau một đời rồng son thế kỉ trước như ánh chiều buông xuống phía xa.

Lăng Khải Định được xem là một trong những lăng đẹp nhất ở Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Để phân biệt với những lăng tẩm khác, lăng Khải Định còn được gọi là Ứng Lăng. Nơi đây là chốn yên nghỉ ngàn thu của vua Khải Định, được khởi công xây dựng từ năm 1920 đến năm 1931 thì hoàn thành. Suốt 11 năm ròng rã, Ứng Lăng dần hiện lên với sự đầu tư tỉ mỉ về tiền bạc lẫn công sức để ngày hôm nay, nơi đây trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách du lịch Lăng Cô Huế thập phương và lòng người Huế.

Có thể, so về diện tích, lăng Khải Định có quy mô bé hơn với những lăng khác ở Huế rất nhiều nhưng lại cực kỳ công phu. Ở cái thời mà giao thông vận tải chưa phát triển như bây giờ, vua Khải Định đã cho người sang tận Pháp để mua thép, xi măng, ngói Ardoise… mang về và đưa thuyền sang Nhật Bản, Trung Hoa để mua đồ sứ, thủy tinh màu…

Khải Định cực kì tỉ mỉ trong việc xây dựng lăng. Những yêu cầu của ông với lăng mộ của mình cao đến mức ông đã xin chính phủ bảo hộ cho phép tăng thuế điền 30% trên phạm vi cả nước. Hành động này đã bị lịch sử và nhân dân lên án rất gay gắt. “Thói vui” của một vị vua được đánh đổi bằng biết bao mồ hôi, nước mắt của nhân dân lao động. Tuy vậy, cũng phải nhận xét khách quan rằng, những mồ hôi, nước mắt ấy đã dựng nên một công trình kiến trúc tráng lệ biết bao khiến người đời nay không khỏi ngưỡng mộ.

Lăng Khải Định xây dựng trên núi Châu Chữ, một vùng đất yên tĩnh, cách xa kinh thành Huế chừng 10km. Vua Khải định chọn nơi này sau khi đã tham khảo rất nhiều tấu trình của các thầy địa lý.

Lăng lấy một quả đồi chữ thập phía trước làm tiên án, lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn châu trước mặt để làm Tả thanh long và Hữu bạch hổ. Từ trái qua phải còn có khe Châu E chảy qua làm “thủy tụ”. Núi Châu Chữ được vua đổi tên thành Ứng Sơn. Vì lẽ đó mà lăng Khải Định còn có một tên gọi khác là Ứng Lăng, dựa theo tên của núi.

Lăng Khải Định là một trong những nét đặc sắc và độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc tồn tại ở nước ta. Xây dựng giữa thời đại phong kiến tuy nhiên lăng dường như nằm ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn và các thời đại phong kiến khác. Người ta thấy ở lăng Khải Định cái sự mới lạ rõ rệt đi cùng cái ngông nghênh, lộng lẫy.

Ứng Lăng kết hợp và dung hòa những trường phái kiến trúc khác nhau như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Roman, Gothique… biểu hiện trên những trụ cổng hình tháp mang phong cách Ấn Độ, trụ biểu dạng stuopa Phật Giáo, hàng rào như cây thánh giá, nhà bia với những cột bát giác và vòm cửa biến thể theo phong cách Roman.

Lăng Khải Định - GSV Travel

Ở lăng Khải Định, ta thấy một sự giao thoa văn hóa Đông Tây rất rõ nét nhưng cũng rất hài hòa. Từ những gì kiến trúc Ứng Lăng để lại, ta phần nào đó thấy được mắt thẩm mĩ nghệ thuật của vua Khải Định và những cá tính khác biệt của ông.

Tôi có dịp đến Huế và tham quan lăng Khải Định trong một buổi chiều muộn sau chuyến xe độc hành qua những con đường vắng lặng, bình yên. Cảm giác đầu tiên về nơi đây là sự ngỡ ngàng và vui sướng vô cùng vì nơi đây đẹp quá. Đẹp hơn tất thảy những nơi tôi đã đi qua ở đất cố đô. Lăng Khải Định khác với tất cả những kiến trúc lăng khác ở Huế và nó đẹp một cách lộng lẫy, hút hồn tất cả những du khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem đã từng có dịp chiêm ngưỡng dù chỉ trên sách báo.

Tôi thấy nuối tiếc vì mình đã quá lãng phí thời gian với những thơ thẩn trước đó để không có nhiều thời gian ngồi lại ngắm nghía thật kĩ, thật kĩ nơi đây. Nhưng bù lại, tôi được đón ánh hoàng hôn rực rỡ buông trên thềm lăng cổ kính. Một vẻ đẹp chói lòa của thiên nhiên và bàn tay con người qua hàng thế kỷ. Giây phút ấy, hồn tôi như ai lấy mất, cứ ngây ra, ngây ra cho tới khi trời tắt hẳn.

Ai có dịp tới Huế, ai có dịp đắm mình nơi kinh đô cũ nghe kể chuyện xưa, phiêu diêu bên bờ sông Hương thơ mộng và trải lòng với những lăng tẩm đền đài đậm đặc sắc Huế chiều. Nhớ tới Ứng Lăng để một lần chiêm ngưỡng không gian tuyệt mĩ nơi này. Ứng Lăng sẽ để người say lòng trong khoảnh khắc ấy và cả mãi về sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *