Cỗ lá – nét đẹp ẩm thực của người Mường

Du lịch Thung Nai - GSV Travel

Cỗ lá – tức đồ ăn được bày trên lá chuối được xem là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Mường, Hòa Bình. Để có được mâm cỗ như thế, thì người bày cỗ cần biết sắp xếp nội tạng và thịt lợn theo một trình tự nhất định.

Xem thêm: Du lịch Sầm Sơn 2 ngày 1 đêm

Trước đó, các gia đình sẽ giúp nhau mổ lợn và lọc thịt để chế biến thức ăn. Phần thịt sẽ chia đều cho nhiều nhà, còn phần nội tạng và đầu lợn, sẽ được làm cỗ bày ra lá chuối, mang đi mời mọi người.

Du lịch Thung Nai - GSV Travel

Khác với cỗ lá của người Dao, cỗ lá của người Mường trình bày “quy củ” hơn. Cỗ lá của người Dao thường trộn lẫn với nội tạng, thịt gà, thịt lợn và tất cả đều không được sắp xếp theo quy định nào. Mâm cỗ của dân tộc này ngoài thịt thì bánh dày cũng là thứ không thể thiếu.

Xem thêm: Du lịch Cửa Lò

Thay vì để đồ ăn lên mâm, cỗ lá của người Mường sẽ xếp lòng, dồi, thịt lên lá chuối. “Chiếc mâm” đặc biệt này được làm từ lá ngọn và lá dưới phần ngọn đặt chồng lên nhau.

Mâm cỗ đặc biệt này sẽ được ăn từ trên xuống. Người trong mâm sẽ gắp lần lượt cho nhau hết phần nội tạng, sau đó, mọi người thích ăn miếng nào thì tự lấy. Trước khi ăn, mọi người sẽ rót rượu và nâng chén lên cao quá đầu, sau đó cúi xuống ý muốn mời người trên dùng trước. Cỗ được đặt theo thứ tự vai vế. Mâm nào đặt gần cửa sổ, sẽ dành cho những người lớn tuổi trong gia đình và vị trí ngồi cũng phân cấp theo đó.

Xem thêm: Tour Hà Nội Đà Nẵng

Người Mường tự pha chế gia vị để chấm đồ ăn, phổ biến nhất là hạt dổi cùng muối rang. Đặt than đỏ vào bát đựng hạt dổi lẫn muối cho đến khi muối trắng, khô rồi đem giã. Mùi hạt dổi cùng muối trắng tạo nên gia vị độc đáo của những người dân nơi đây. Khi ăn, họ sẽ đổ muối hạt dổi lên lá để tiện chấm. Ngoài ra, họ còn nấu các loại rau thơm như lá mơ, lá lốt, mùi tàu cùng tiết, ớt và gia vị thành một loại nước vừa đậm, vừa cay.

Bên cạnh thịt lợn, trong mâm cơm ngày Tết của người Mường còn có rau sống, cơm gói trong lá chuối. Mâm cơm toàn thịt là mong ước một năm mới no đủ của người dân. Một năm vất vả lao động, Tết là dịp để họ ăn ngon.

Cỗ lá cũng được gia chủ chuẩn bị để mời thổ Công, thổ Địa về ăn Tết. Trước khi đặt cỗ mời tổ tiên, chủ nhà phải có lời mời ở bàn thờ thổ công ở ngoài vườn.

Gia chủ chuẩn bị cỗ lá. Trước Tết, họ sẽ lên rừng lấy lá chuối về để bày cỗ. Ngày Tết, bên cạnh bàn thờ của người Mường thường được đặt 4 cây mía làm gậy chống cho các cụ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *