Đặc sắc nghệ thuật dân ca, dân vũ xứ Thanh

Du lịch Thanh Hóa - GSV Travel

“Lên chùa bẻ một cành sen / Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”. Đó là câu hát nổi tiếng, nhưng không phải ai cũng biết đó là trò Múa đèn thuộc các làn điệu dân ca, dân vũ xã Đông Anh. Du khách du lịch Thanh Hóa nào đã một lần về xứ Thanh, được thưởng thức những làn điệu dân ca, dân vũ Đông Anh đều không thể quên chất trữ tình và đầy quyến rũ của nền văn minh lúa nước.

Theo các cụ cao niên ở làng Viên Khê, xã Đông Anh: Nguồn gốc hát múa dân ca, dân vũ Đông Anh đã có từ rất lâu đời. Trước đây được gọi là “ngũ trò”, sau này các nghệ nhân sáng tác, du nhập thêm nhiều trò nữa nên hệ thống trò diễn Đông Anh rất phong phú, gồm: Múa Đèn, Tiên Cuội, Tô Vũ, Trống Mỏ, Thiếp, Vằn Vương, Thủy, Leo Dây, Xiêm Thành, Hà Lan, Tú Huần, Ngô Quốc, Đại Thánh, Nữ Quan, Ai Lao… Hầu hết các trò diễn này đều có lời ca, (trừ trò Xiêm Thành và Tô Vũ), điệu múa được lồng ghép, đan xen, hỗ trợ nhau tạo thành những làn điệu dân ca đặc sắc. Hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, từ tháng Chạp, các làng, xã sôi động mua sắm, chuẩn bị các đạo cụ cần thiết và tích cực tập luyện các trò diễn.

Du lịch Thanh Hóa - GSV Travel

Đã thành thông lệ, cứ vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu, tất cả các làng đều mở hội tổ chức diễn trò, chấm điểm những tiết mục hay để đi thi tại lễ hội Nghè Sâm. Tục truyền rằng, lễ hội Nghè Sâm được mở rộng khắp vùng, cứ ba năm một lần vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Nghè Sâm là nơi được chọn là trung tâm của lễ hội và diễn trò. Để không khí lễ hội diễn ra vui vẻ, Nghè Sâm được trang trí rất lộng lẫy. Trong nghè là nơi tế lễ rất nghiêm trang, bên ngoài có sân chơi để các địa phương biểu diễn các trò dân ca, dân vũ với khách du lịch Sam Son. Trong cuộc thi diễn trò giữa các địa phương, xã nào được đánh giá có tiết mục diễn hay nhất thì xã đó được quyền làm chủ lễ hội Nghè Sâm và được phân bổ việc đóng góp của các làng, phụ trách việc mua sắm lễ vật để tế thần, đồng thời điều khiển lễ hội và phân bổ các lễ vật cho các làng. Nếu gặp năm thời tiết mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt thì lễ hội sẽ kéo dài; năm mất mùa, đói kém thì thời gian lễ hội ngắn hơn.

Trường tồn

Theo các nghệ nhân cao tuổi tại xã Đông Anh, gốc tích của hệ thống “ngũ trò” được xuất phát từ làng Viên Khê. Làng này được hình thành từ rất sớm, có bề dày truyền thống văn hóa và phát triển rực rỡ. Đây cũng là vùng đất lập nghiệp của các ông tổ họ Nguyễn, họ Lê tại xã Đông Anh bây giờ. Theo thời gian, một số trò diễn ở Đông Anh bị mai một, một số trò cũ được thay thế, những trò còn lại được gắn thêm một số chi tiết mới.

Ông Mai Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Anh cho biết: Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền nhân dân rất quan tâm đến việc sưu tầm và khôi phục lại các làn điệu dân ca, dân vũ Đông Anh. Đến nay, địa phương đã phối hợp với Viện Âm nhạc Dân tộc Hà Nội sưu tầm, nghiên cứu khôi phục lại 12/13 trò diễn. Trong đó, trò Lăng Ba Khúc đang sưu tầm đầy đủ tư liệu lời múa, điệu hát, riêng trò Tú Huần chưa được công bố. Để lưu truyền làn điệu dân ca, dân vũ, xã Đông Anh thành lập 10 câu lạc bộ ở các trường học, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… tổ chức giao lưu khắp cả nước giới thiệu về những nét đẹp truyền thống của làn điệu dân ca với các cộng đồng dân cư. Tới đây, địa phương sẽ khôi phục lại đình hát, nơi để câu lạc bộ của các thôn tham gia thi dân ca, dân vũ Đông Anh mỗi khi Tết đến, Xuân về.

Mùa Xuân về, những tổ khúc hát múa nổi tiếng của dân ca Đông Anh lại tiếp tục vang lên rộn ràng hơn bao giờ hết chào đón du khách du lịch biển Hải Tiến trong những lễ hội đầu năm mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *