Hiện tượng đặc trưng khó lý giải của lễ hội Từ Lương Xâm

Từ Lương Xâm - GSV Travel

“Đây là một hiện tượng đặc trưng chỉ ở lễ hội Từ Lương Xâm mới có mà đến nay vẫn chưa tìm được lời giải”, ông Lập cho biết.

Từ chiến thắng Bạch Đằng

Từ Lương Xâm, nơi thờ Đức vương Ngô Quyền gắn với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, ở phường Nam Hải, quận Hải An (TP Hải Phòng) là một trong “Tứ linh từ” và được suy tôn là “Từ Cả”. Đặc biệt, nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị và những câu chuyện thần bí.

Theo nội dung bản “Tiền Ngô Vương thiên tử ngọc phả lục” hiện lưu tại Từ Lương Xâm, khi Ngô Quyền kéo quân về đến cửa biển Bạch Đằng bố trí thế trận, ông đã sớm nhận ra vị trí chiến lược quan trọng của làng Dầm (tức làng Lương Xâm, tên cũ là Lãng Thâm) bây giờ.

Từ Lương Xâm - GSV Travel

Hàng vạn du khách tấp nập du lịch đền chùa ở Hà Nam

Tại đây, ông đặt một đồn quân lớn làm đại bản doanh chỉ huy tiền phương, còn đồn chỉ huy sở được đặt tại làng Cấm (nay là khu vực trụ sở UBND TP Hải Phòng). Sau đó, ông huy động nhân dân đắp thành vành kiệu.

Năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân và dân ta đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán. Năm 981, dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân và dân nước Đại Cồ Việt hạ tướng giặc Hầu Nhân Bảo, đánh bại đạo thủy quân, mở đầu cho thế trận phản công và truy kích đánh đuổi giặc Tống hoàn toàn khỏi bờ cõi đất nước.

Năm 1288, chỉ trong vòng một ngày, binh lính dưới quyền Trần Hưng Đạo tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo binh thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông… Những chiến công này góp phần đập tan mộng xâm chiếm nước Việt của giặc ngoại xâm, duy trì nền độc lập, tự chủ của đất nước ta trong nhiều thế kỷ dưới các triều đại phong kiến.

Theo sử sách để lại, ngôi Từ Lương Xâm được xây dựng vào thời Hậu Lê và được trùng tu vào thời Nguyễn. Do vậy, toàn bộ kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, chỉ có một số cấu kiện kiến trúc mang nét phong cách nghệ thuật thời Lê.

Hiện Từ Lương Xâm còn lưu giữ 125 hiện vật, cổ vật và 25 bản sắc phong có niên hiệu từ năm 1522 đến 1924. Trong đó, nhiều sắc phong suy tôn Ngô Quyền là “Ngô vương thiên tử” và “Thượng đẳng tối linh đại vương”.

Đặc biệt, trong từ còn lưu giữ 3 chiếc cọc, được cho là cọc Bạch Đằng – chứng tích của trận Bạch Đằng lịch sử năm 938. Với những giá trị và ý nghĩa đó, năm 1986, từ Lương Xâm được Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Cụ Lương Xuân Đết (70 tuổi) – Trưởng ban quản lý Khu di tích Từ Lương Xâm cho hay, tọa lạc trên khu đất rộng, có bóng mát của những cây cổ thụ lâu đời, Từ Lương Xâm nhìn về phía Đông có thể thấy cửa Bạch Đằng – nơi từng diễn ra trận chiến lịch sử năm 938.

“Năm 1980, đoàn tàu nạo vét luồng tại cửa Nam Triệu phát hiện 8 chiếc cọc gỗ. Trong đó, 3 chiếc được đưa về thờ ở Từ Lương Xâm, 5 cọc còn lại lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng”, cụ Đết thông tin.

Đến chuyện kỳ lạ khi mở lễ hội

Nói về lễ hội Từ Lương Xâm, ông Đết kể, hằng năm cứ vào ngày mất của Đức vương Ngô Quyền, UBND quận Hải An và dân địa phương tổ chức mở hội vào các ngày 16, 17, 18 tháng Giêng, đúng vào dịp kỷ niệm ngày mất của ông.

Trong lễ hội, tại vùng cửa sông Bạch Đằng có lệ rước “Tứ linh từ” (bốn ngôi đền thiêng) gồm: Từ Lương Xâm thờ Ngô Quyền, phủ Thượng Đoạn thờ Mẫu Liễu Hạnh, đền Phú Xá thờ Trần Hưng Đạo, từ Nghĩa Xá thờ Nam Hải Phạm Tử Nghi.

Ngày chính lễ, 7 đoàn rước của các làng, mỗi đoàn trên 100 người là các bô lão, nam thanh, nữ tú và nhân dân ở các địa phương tổ chức rước kiệu với trên 100 đồ tế khí gồm cung đình, bát biểu, kiệu rồng tạo nên âm hưởng trầm hùng như tiếng trống trận, thúc ba quân tiến lên tiêu diệt giặc ngoại xâm của hơn 1.000 năm về trước.

Hàng vạn du khách du lịch đền Trần Thái Bình

Từ năm 2008, quy mô lễ hội được nâng lên khi quận Hải An đứng ra tổ chức. Từ đó, mỗi năm lễ hội có sự đổi mới thu hút đông đảo người dân đến thăm quan chiêm bái. Năm 2010, với sự đầu tư của Nhà nước, đóng góp các nhà hảo tâm và nhân dân địa phương, khu di tích Từ Lương Xâm hoàn thành tượng đài Đức vương Ngô Quyền.

Nói về sự kỳ lạ ở lễ hội, ông Đết cho biết: “Cứ mỗi khi Từ Lương Xâm có việc trọng đại thời tiết đều có sự bất thường, mặc dù trước ngày đó thời tiết có đẹp như thế nào thì khi tổ chức xong trời có mưa, đặc biệt vào lễ hội. Đây là một điều kỳ lạ mà nhiều năm nay ở đây diễn ra và năm nào cũng vậy”.

Lý giải về vấn đề này, ông Đết cho hay, hiện tượng này không chỉ diễn ra trong một vài năm gần đây mà có từ khi xây Từ Lương Xâm. Nhiều người thấy lạ thường đồn đoán đó là cảnh Đức vương Ngô Quyền tái diễn cảnh đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng và sau khi giành thắng lợi thì trời đổ cơn mưa to để rửa sạch bụi trần và giúp cho mùa màng tốt tươi.

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Lập – Chủ tịch UBND phường Nam Hải (quận Hải An) cho biết: “Tôi cho rằng, đây là một hiện tượng đặc trưng chỉ ở lễ hội Từ Lương Xâm mới có mà đến nay vẫn chưa tìm được lời giải”.

Nhưng giá trị nhân văn sâu đậm ở lễ hội này chính là nhắc nhở, thúc giục hàng triệu con tim, khối óc đoàn kết đồng lòng mỗi khi đất nước lâm nguy hay thiên tai khắc nghiệt để vượt qua khó khăn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *