Những truyền thuyết bí ẩn và bi tráng của đền Cô Đôi Cam Đường

Đền Đôi Cô - GSV Travel

Đền Đôi Cô và Chùa Cam Lộ tọa lạc ở một vị trí khá đẹp tại thôn Chiềng On, xã Cam Đường thị xã Lào Cai, nay thuộc Phường Bình Minh thành Phố Lào Cai tỉnh Lào Cai. Phía trước là dòng sưối trong xanh dựa lưng vào gò đồi đất lớn, đền Đôi Cô còn được người dân gọi với tên gọi khác đó là đền “Cô Đôi” Cam Đường. Ngôi đền đã tồn tại cách ngày nay hàng trăm năm được gắn liền với nhiều truyền thuyết và bí ẩn rằng:

Xưa kia ở vùng Lào Cai là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa tấp nập giữa miền xuôi và miền ngược, ngày đó có 2 người con gái còn rất trẻ tuổi độ đôi mươi quê từ làng Đình Bảng – Bắc Ninh lên buôn bán vải. Hai cô gái thường ngủ lại khu làng chiềng On để buôn bán trao đổi vải lấy các sản phẩm khác đem về xuôi, tình cảm của dân làng với 2 cô gái ngày càng gắn bó và thân thiết. Bẵng đi một thời gian không thấy đến nữa, rồi một ngày dân làng Chiềng bỗng phát hiện thấy xác hai cô chết trôi dạt về làng (nơi thờ Đôi Cô ngày nay) đó chính là 2 cô gái đi buôn vải thường qua lại với dân làng, người dân làng Chiềng lập miếu thờ hai cô. Từ đó dân làng làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu…tiếng lành đồn xa không những người dân địa phương mà cả du khách tour du lịch Lào Cai khắp mọi miền cũng về đây thắp hương tưởng nhớ hai cô gái trẻ tốt bụng luôn phù hộ cho người dân có cuộc sống ấm no, yên bình. Ngày tháng trôi qua am miếu nhỏ đã được nhiều lần sửa sang trùng tu lại thành đền khang trang hơn gắn với tên gọi là Đền đôi Cô như ngày nay.

Đền Đôi Cô - GSV Travel

Người già trong làng còn kể rằng, chính hai cô gái trẻ đó là người thường xuyên vận chuyển hàng hóa vải vóc lên vùng Lào Cai tiếp tế quân lính chống giặc ngoại xâm. Hai cô bị giặc phát hiện giết chết ném xác xuống suối, rồi trôi dạt về làng Chiềng On (khu đền Đôi Cô).

Trải qua những thăng trầm của lịch sử và biết bao biến động của chiến tranh, ngôi đền Đôi Cô vẫn tồn tại ngày càng được được xây dựng khang trang rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu giải trí và hoạt động văn hóa tâm linh của du khách tour du lịch Sapa Hà Nội.

Cũng giống như những ngôi đền khác, đền Đôi Cô diễn ra một số ngày lễ hội chính như: Lễ tết thượng nguyên tổ chức vào ngày 10 tháng giêng (âm lịch) hàng năm. Lễ vào hè tổ chức vào ngày 10 tháng 4 (âm lịch). Lễ ra hè tổ chức vào ngày 10 tháng 7 (âm lịch). Ngày lễ chính của đền Đôi Cô tổ chức vào ngày 13 tháng 9 (âm lịch.

Chùa Cam Lộ nằm liền kề Di tích Đền Đôi Cô. theo lời kể của cổ nhân trong làng truyền lại ngôi chùa được xây dựng cách ngày nay gần 200 năm, khi đó ở đây có 2 ông chức dịch tên là Lý Lợi (ở làng Hẻo) và Phó Ngà (ở làng Trang) mỗi ông có một tính cách khác nhau. Lý Lợi thì rất độc ác và giàu có nhưng lại không có con nỗi dõi tông đường. Phó Ngà nhà nghèo nhưng lại thương dân, gia đình lại đông con, hai ông có những cách nghĩ cách làm khác biệt nhau nên dẫn tới sự mâu thuẫn. Một ngày vào dịp ăn lúa mới, hầu cận của Lý Lợi đi mời khách ở làng Hẻo về nhà ăn mừng lúa mới nhưng không thấy trở về, ngựa cũng không tìm thấy.

Sau một thời gian bỗng dưng con ngựa trở về, gia đình chủ lần theo lối ngựa đi lên tới làng của người Xa Phó, tới đây Lý Lợi tập trung dân tra hỏi và được biết con ngựa đó là của người hầu của Phó Ngà đem gửi; vì hai gia chủ ghét nhau nên hầu cận của Phó Ngà đã mai phục ném cho ngựa giật mình vật ngã hầu cận của Lý Lợi, sau đó chém chết và đem ngựa lên gửi trong làng, sự việc này được hầu cận trung thành của Phó Ngà giữ kín. Sau sự việc này làm cho Phó Ngà và gia đình gặp hoạn nạn, Phó Ngà bị tù đày, gia đình bị ly tán. Rồi một hôm em trai Phó Ngà đến nơi tù đày thăm anh, ở trại có một con ngựa lớn không ai thuần hóa được, em Phó Ngà thấy vậy nhận thuần con ngựa. Chỉ trong 3 ngày sau, con ngựa bất kham trở nên ngoan ngoãn, vì vậy trại tù đã tha bổng cho người anh là Phó Ngà, sau đó hai anh em trở về làng tụ tập làm ăn cuộc sống đạm bạc đơn sơ. Còn Lý Lợi sau đó ốm liên miên, bán hết của cải để chữa bệnh và cho người về xuôi đặt tượng phật bằng đá chuyển bằng đường sông. Khi đưa tượng lên thuyền, thuyền chòng chành lật đổ tượng, cho người mò tìm mà không thấy. Lý Lợi thấy đó là điềm xấu cho nên lại đặt tượng lần thứ hai, nhưng lần này ông cho làm lễ cúng phật rất to trước khi chuyển lên thuyền, chuyến đi thuận buồm xuôi gió về chùa Cam Lộ đã dột nát, Lý Lợi cho người mua gỗ về sửa chữa lại ngôi chùa và chuyển toàn bộ tượng phật bằng đá vào trong chùa, sau khi ông chết gia đình đưa bát hương của ông vào chùa thờ tự. Đây là nơi thờ phật, cúng tế của các tín đồ và du khách thập phương.

Chùa Cam Lộ tổ chức ngày lễ chính lớn nhất là ngày 12/4 âm lịch với quy mô lớn mang ý nghĩa tưởng nhớ đến ngày sinh của Phật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *