Tín ngưỡng tâm linh trong lễ Bỏ mả của người Raglai

Du lịch Nha Trang - GSV Travel

Người Raglai quan niệm rằng, trong cõi nhân gian có hai thế giới cùng tồn tại, đó là thế giới của người đang sống (cõi tạm) và thế giới của những người đã khuất (vĩnh hằng).

Theo tín ngưỡng của người Raglai, sau khi làm lễ Bỏ mả xong là cắt đứt mọi quan hệ giữa người sống và người chết, vì thế sẽ không quay lại thăm mồ mả của người thân, cũng không làm bia đề tên như người Kinh.

Du lịch Nha Trang - GSV Travel

Xem thêm: Du lịch Vân Đồn

Người Raglai quan niệm rằng, trong cõi nhân gian có hai thế giới cùng tồn tại, đó là thế giới của người đang sống (cõi tạm) và thế giới của những người đã khuất (vĩnh hằng). Trong vòng quay của cuộc đời, mỗi con người đều phải trải qua rất nhiều nghi lễ cầu cúng, trong đó lễ Bỏ mả là nghi lễ quan trọng nhất, đánh dấu thời khắc chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết, để người chết được trở về thế giới vĩnh hằng.

Theo luật tục của người Raglai, lễ Bỏ mả được tiến hành với các nghi lễ như: lễ bầu chủ nhang (thầy cúng), dặn hồn ma, cúng kago; lễ đập heo đập gà (tương tự lễ Tỉnh sanh của người Việt), rước hồn ma về nhà ăn cơm, làm tầng mả cho người chết, cúng cơm sáng (bữa cơm cuối cùng); lễ dứt đứt; lễ dặn người sống.

Xem thêm: Du lịch biển Hải Tiến

Lễ Bỏ mả thường được tiến hành trong 3 ngày nhưng nếu điều kiện khó khăn, gia chủ có thể rút ngắn thời gian tổ chức lễ. Khi tổ chức Lễ Bỏ mả cho người thân, gia đình phải mời đủ những người đã từng tham dự lễ tang để họ chia tay lần cuối với người chết, đồng thời để bày tỏ lòng tri ân của gia đình đối với cộng đồng. Vì vậy, để tổ chức Lễ Bỏ mả, gia chủ phải chọn ngày giờ, sau đó chuẩn bị trước hàng tháng việc ủ rượu cần, dựng sạp lễ, làm nhà mồ, trang trí nhà mồ và đặc biệt là làm kagor (vật mang hình con thuyền gỗ được đặt trên nóc nhà mồ – biểu tượng cho nơi trú ngụ của ông bà ở thế giới bên kia)… Điều làm nên sự độc đáo của lễ Bỏ mả chính là sự tích hợp nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống, mang giá trị gắn kết cộng đồng.

Xem thêm: Du lich Phu Quoc gia re

Trong lễ Bỏ mả, ngoài các nghi thức cầu cúng còn có các hình thức nghệ thuật dân gian được trao truyền từ nhiều thế hệ như nghệ thuật chạm khắc gỗ (trụ nhà mồ, kagor), nghệ thuật trình diễn (múa, âm nhạc)… trong đó nghệ thuật làm kagor ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa hơn cả. Khi làm kagor, các nghệ nhân Raglai chạm khắc, vẽ nhiều hình ảnh về chim muông, rồng, cá… Các màu sắc để trang trí cột nhà mồ và kagor đều được lấy từ màu tự nhiên rất đẹp mắt. Dựa vào kagor, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Raglai xuất thân từ miền biển. Kargor là những gì còn sót lại trong ký ức về biển của người Raglai, là nguồn cội mà họ hướng về với tất cả lòng thành kính.

Khám phá thêm những nét văn hóa độc đáo khác của người Raglai qua tour du lịch Nha Trang khuyến mãi nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *