Về Thanh Hóa vãn cảnh đền Bà Triều

Du lịch Thanh Hóa - GSV Travel

Đền Bà Triều – Làng Triều Dương là thần Hoàng làng Triều Dương, điêm tham quan thu hút đông đảo du khách du lịch Thanh Hóa. Tên làng gắn liền với tên thành Hoàng làng. Làng Triều Dương xưa kia là một làng chuyên nghề canh tơ dệt cửi. Dân làng ở đây sống bằng nghề bán súc, lụa là, nhiễu, nhương, cuộc sống vật chất bình thường nhưng ngược lại đời sống tinh thần thì vô cùng phong phú.

Theo tích xưa kể lại: Đền Bà Triều xưa kia nằm trên đất thuộc thôn Tiến Lợi xã Quảng Cư ngày nay. Ngôi đền nằm trên một gò đất nổi trước mặt là biển sau lưng là sông. Vì nằm trong vùng đất trũng thấp lại thường xuyên phải gánh chịu những đợt thiên tai bão lũ nên ngôi Đền đã bị hư hỏng nặng. Những cuộc xâm thực của thần biển đã lấy đi diện tích đất canh tác ít ỏi của dân làng, xô đẩy cuộc sống của nhân dân vùng này vào vòng đói khổ. Vì vậy buộc lòng họ phải di dân tới vùng đất mới. Và họ đã chọn đất làng Lương Trung làm nơi trú ngụ. Bộ phận dân làng ấy mang theo phong tục tập quán, tiếng nói, nghề nghiệp của mình tới vùng đất mới, an cư lạc nghiệp, phát triển làng nghề và họ không quên mang theo tục thờ thần hoàng làng, ông tổ nghề dệt của họ.

Chính vì thế dù cách nhau tới 3km đường chim bay nhưng phong cách, giọng nói, tập tục của 2 vùng này lại có sự tương đồng khá lớn. Trong khi chỉ cách nhau một bước chân nhưng phong tục, tâp quán của làng Triều Dương lại khác biệt hẳn với làng Lương Trung. Điều đó cũng lý giải cho du khách du lịch biển Hải Tiến tại sao trên một vùng đất cách nhau không xa lắm lại có tới 2 ngôi đền cùng thờ một vị thần. Đấy là Bà Triệu.

Hiện nay trong ngôi đền thờ Bà Triều ở làng Triều Dương (nay là 2 thôn Xuân Phú và Vĩnh Thành phường Trung Sơn) còn lưu giữ một bài vị cổ xưa. Trên đó có ghi “Hùng triều Thánh tổ Ưng đồ Đại vương Thượng đẳng tối linh thần” tức là vị thần xuất hiện từ thời Vua Hùng thủa sơ khai của loài người.

Trong ngôi đền của làng thờ 8 vị thần nhưng có 5 danh vị.

1. Thánh tổ (tức Bà Triều – tổ nghề dệt nhiễu)

2. Hồng đại Nương Nương

3. Hồng Mai Nương

4. Hồng Muội Nương

Bốn vị này có chung một duệ hiệu là “Tứ vị Thánh nương”

5. Lý úy thành minh vương

6. Đông hải phi vương tướng quân

7. Phù đao Chí đức

12 Sắc phong qua các triều đại đủ để khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của ngôi đền. Ngày nay trong các kỳ lễ hội đi sau cỗ kiệu của đền Bà Triều người ta thường thấy 12 cô gái đương thì thiếu nữ, đội trên đầu một tấm nhiễu dài 20m, rộng 1m, bước đi khoan thai, đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Truyền thuyết kể lại rằng: Có một cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từ khi lên 10 cô sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Hằng ngày cô cùng dân làng, xuống sông mò cua bắt ốc tối về lại túp lều tranh. Một hôm trời rét buốt, mưa phùn lất phất rơi, cô ngồi cạnh đống lửa mà vẫn rét run người, bất chợt cô nghe tiếng rên yếu ớt ở bên ngoài. Cô chạy ra thì thấy một bà lão ăn xin đang run lập cập. Cô đưa bà lão vào nhà, sưởi ấm cho bà. Vừa lúc nồi khoai trên bếp đã chín cô mang xuống mời bà ăn. Bà lão ăn xin đói đã lâu ngày ăn lấy ăn để chẳng mấy chốc đã hết veo nồi khoai chỉ còn lại mấy củ sùng hà. Cô bé tuy nghèo nhưng tốt bụng, thảo ăn chỉ mỉm cười thông cảm. Thấy bà đỡ mệt cô nhường chỗ cho bà nằm còn mình co ro bên cạnh rồi thiếp đi lúc nào chẳng hay. Sáng dậy ngó sang vẫn thấy bà lão còn nằm, cô lặng lẽ ra đồng. Vừa ra tới cổng bà lão gọi cô lại và bảo rằng:

Bà biết cháu mồ côi bà muốn ở lại đây cho có bà có cháu.

Cô gái trả lời: Bà ở lại với cháu thật quý hóa nhưng nhà cháu nghèo biết lấy gì nuôi nhau.

Không sao, bà cháu ta sẽ có cách để mà sống.

Từ đó trong túp lều tranh có thêm một người. Ngày ngày Bà lão dạy cô kéo sợi dệt súc đem vào làng đổi lấy gạo và thức ăn. Lạ lùng thay Súc của cô gái và bà lão đánh rất phạt. Đời sống nhân dân nhờ đó mà khấm khá hơn nhiều. Tiếng lành đồn xa, các cô gái trong làng kéo nhau đến xin bà cho học nghề. Bà chỉ dạy tận tình. Chẳng mấy lúc nghề dệt nhiễu, dệt súc đã trở thành nghề chính của dân làng. Súc làm ra không chỉ để bán cho quanh làng mà còn bán cho cả những vùng duyên hải xa xôi. Đời sống nhân dân ngày một ấm no. Thấm thoát thoi đưa đã ba năm trôi qua. Bà lão cáo biệt ra đi. Trước khi đi bà lão đã kể về mình: “Bà là con gái thứ 7 của ngọc hoàng vì lỡ tay đánh vỡ chén ngọc của Vua cha trong kỳ dạ hội quần tiên nên bị vua cha đày xuống trần gian. Từ khi xuống trần, thấy dân tình sống cảnh lầm than, bà muốn đem nghề tầm tang canh cửi, dạy cho họ. Bà đã đi nhiều nơi thử lòng nhiều người nhưng thấy họ chỉ quý miếng ăn, tiền bạc hơn tình nghĩa đạo lý. May thay về tới đất này mới tìm được người tốt bụng và bà quyết định truyền nghề. Trước mắt mọi người bây giờ không còn là một bà lão đói rách bẩn thỉu mà là một cô gái có sắc đẹp chim sa cá lặn. Một buổi sáng trời trong xanh bà lướt nhẹ trên đầu con sóng. Các lớp sóng xô nhau ào ào như reo mừng. Bóng bà nhòe dần vào sóng bạc xa tít tận chân trời. Dân làng luyến tiếc vì chưa rõ tên bà chỉ biết bà ra đi vào lúc triều dâng cuồn cuộn nên gọi bà là bà Triều và đặt tên làng của mình là làng Triều – Triều Dương tức là nước triều dâng như một sự tri ân.

Du lịch Thanh Hóa - GSV Travel

Từ đó cứ vào ngày mùng 10 – 11 tháng 2 âm lịch. Dân làng và du khách du lich Sam Son lại tổ chức lễ hội tại đền bà. Trong sân Đền các thiếu nữ thi nhau dệt nhiễu. để dâng lên bà những tấm nhiễu đẹp nhất. Bên cạnh đó các chàng trai cũng tấp nập giã bánh dày để dâng lên bà những chiếc bánh tinh tế nhất. Còn các cụ ông cụ bà mặc áo dài, đầu đội khăn xếp, trảy những bông hoa trong vườn nhà đẹp nhất làm lễ dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của bà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *