Đóng BHXH 15 năm, làm sao để được nhận lương hưu cao nhất

Đóng BHXH 15 năm, làm sao để được nhận lương hưu cao nhất

Trước giờ chúng ta vẫn hiểu rằng, tiền lương hưu mỗi tháng được nhận sẽ phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH và mức đóng BHXH trong thời gian mình đã đi làm. Vì thế, muốn được nhận lương hưu ở mức cao nhất thì thời gian đóng BHXH phải trên mức tối thiểu và mức đóng phải là tối đa.

Về cơ bản, để được nhận lương hưu, đa số người lao động phải đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên. Dù vậy, vẫn có trường hợp đóng BHXH đủ 15 năm được nhận lương hưu, đó là các đối tượng bao gồm lao động nữ làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và đủ tuổi nghỉ hưu theo luật định.

Đóng BHXH 15 năm, làm sao để được nhận lương hưu cao nhất

Đối với các nhóm đối tượng còn lại, nếu đã đóng BHXH đủ 15 năm, muốn nhận lương hưu chỉ có thể tiếp tục đi làm, đóng BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện để tích lũy cho đủ 20 năm.

Thời gian gần đây, đề xuất quy định giảm mức đóng BHXH tối thiểu xuống còn 15 năm để được nhận lương hưu là vấn đề được đông đảo dư luận quan tâm. Bởi đơn giản kéo dài thời gian đóng BHXH đến tận 20 năm như hiện giờ khiến nhiều người nản lòng, bỏ cuộc, không thể kiên trì được.

Với tư cách là người lao động, đa số chúng ta đều mong rằng sẽ giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu và có thể tăng mức đóng nhằm đảm bảo cuộc sống của mình khi nghỉ hưu. Rất nhiều ý kiến đồng thuận về việc đóng BHXH tối thiểu 15 năm để nhận lương hưu, vì cho rằng nó hợp lý.

Theo đề xuất của các chuyên gia, khi quy định này thay đổi, có thể điều chỉnh lại tỷ lệ hưởng tương ứng với 15 năm. Cụ thể, đóng BHXH 15 năm được hưởng 45%, 20 năm được hưởng 55%, 25 năm được hưởng 65%, 30 năm được hưởng 75% và điều đặc biệt quan trọng là cho phép nhận lương hưu từ 50 tuổi.

Chẳng hạn như nếu như lúc 50 tuổi, chị A. quyết định nhận lương hưu thì sẽ được nhận 80% mức lương bình quân đóng BHXH trước đó, còn nếu nghỉ hưu ở tuổi 55 thì được nhận 90% và 60 tuổi được nhận 100%.

Mặc dù vậy, dưới góc độ là người có trách nhiệm trong việc quyết định và đưa ra các chính sách liên quan đến BHXH, một số ý kiến cho rằng việc giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm để được nhận lương hưu cần được nghiên cứu đầy đủ hơn, kỹ càng hơn, tránh tình trạng mới ban hành nhưng chỉ áp dụng được thời gian ngắn rồi lại phải thay đổi.

Trước đây, luật từng quy định bà con lao động chỉ cần đóng BHXH đủ 15 năm là có thể được nhận lương hưu, sau lại thay đổi tăng lên 20 năm. Lúc đó lý giải nguyên nhân của sự thay đổi này là vì để tạo thêm quỹ cho BHXH, giờ lại đổi theo hướng cũ như trước có thể chưa hẳn là phù hợp. Vì đối với một số nhóm người lao động, đặc biệt là công nhân, thường có mức lương đóng BHXH thấp, nếu kéo giảm thời gian đóng tối thiểu này thì e là mức lương hưu nhận được khi về hưu không đủ sống, Nhà nước vẫn phải trợ cấp thêm. Khi đó, chính sách giảm thời gian đóng tối thiểu có khi không đạt được như mục tiêu ban đầu, thậm chí còn có lo ngại rằng sẽ xảy ra vỡ quỹ BHXH.

Bây giờ nếu như kéo giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để nhận lương hưu xuống còn 15 năm, nhưng không thay đổi mức đóng thì chắc chắn mức lương hưu nhận được sẽ rất thấp. Tuy nhiên, để tăng mức đóng BHXH trong bối cảnh hiện tại không phải là điều dễ dàng vì đây là thời gian thị trường lao động đang dần hồi phục sau đại dịch.

Một số khác chấp nhận đóng BHXH ở mức tối đa để không phải kéo dài thời gian đóng BHXH và được nhận mức lương hưu cao nhất khi về hưu, nhưng theo các chuyên gia chia sẻ rằng, mức đóng BHXH tối đa ở nước mình vào thời điểm hiện tại thuộc diện cao so với các nước trên thế giới.

Hơn nữa, hiện tại, nhiều bà con khi nghỉ làm đã quyết định chọn rút BHXH một lần thay vì để chờ đủ điều kiện nhận lương hưu, nhưng họ không biết rằng, rút ra tiêu hết như vậy đến lúc nghỉ hưu, không có tiền tích cóp thì Nhà nước lại phải trợ cấp và tạo gánh nặng không nhỏ lên ngân sách Nhà nước.

Thực sự mà nói việc rút BHXH một lần là quyền lợi của người lao động, song chỉ nên ràng buộc lại kiểu như chỉ cho phép rút phần mà người lao động đã đóng, còn phần do doanh nghiệp và Nhà nước đóng sẽ giữ lại, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bà con lao động khi nghỉ hưu.

Dù trong tương lai các chính sách về BHXH thay đổi như thế nào vẫn sẽ đi theo tôn chỉ duy nhất là đóng nhiều sẽ hưởng nhiều và rút BHXH khi “còn non” sẽ thiệt thòi quyền lợi, do đó, bà con hãy cân nhắc kỹ trước khi có quyết định nha.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *