Du khách thập phương trẩy hội về chùa Bia Bà cầu tài cầu lộc

Chùa Bia Bà - GSV Travel

Những ngày đầu năm mới, hàng ngàn du khách thập phương đổ về chùa Bia Bà (Hà Đông, Hà Nội) để thắp hương cầu tài, cầu lộc với quan niệm “Cầu duyên thì đến chùa Hà, cầu tài, cầu lộc thì đi Bia Bà”.

Chùa Bia Bà nằm trong quần thể di tích văn hóa La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Cụm di tích này gồm đình La Khê, chùa Diên Khánh và đền Đức Thánh Bà.

Sự tích Bia Bà

Bia Bà nằm bên phải sân đình La Khê, điện thờ gồm: Chính điện thờ Thánh Bà, Hữu điện thờ đệ nhất công chúa và Tả điện thờ đệ nhị công chúa. Trong những ngày đầu năm mới, nhiều người đổ đến khấn vái sì sụp, khói hương nghi ngút. Họ cầu xin Thánh Bà sức khỏe, bình an, thi cử đỗ đạt, xin đi nước ngoài,… và chủ yếu là phù hộ chuyện làm ăn buôn bán.

Khám phá tour du lịch Yên Tử Cửa Ông

Ông Phạm Văn Hiền, Phó Ban thường trực Ban Quản lý di tích giải thích về Bia Bà. Theo đó, “Bà” ở đây là Đức Thánh Bà Trần Thị Hiền (1511- 1538), người làng La Khê, là con gái đại thần triều Lê – Quận công Trần Trân. Năm 1527, với tư chất thông minh, nết na thùy mị và có nhan sắc hơn người, Bà được chọn làm Phi tử cho Thái tử Mạc Đăng Doanh. Khi Thái tử lên ngôi năm 1530, Bà được phong làm Đệ nhị cung.

Bà hết lòng phò vua giúp nước. Nhưng đến năm 1538, xảy ra thảm cảnh Mạc – Lê phân tranh, Bà chán cảnh triều nội cung tần mỹ nữ sa hoa, sa trường thây phơi cỏ nội, nên quyết định rời nơi điện ngọc nguy nga về sống tại quê nhà. Bà mất khi 27 tuổi, nhớ thương người vợ nết na, tài đức vẹn toàn, nhà vua đã cho khắc một tấm bia đá ghi lại công đức của Bà. Trước kia, bia mộ của Bà ở cánh đồng Vang, nay đã được đưa về phía phải sân đình La Khê và xây dựng thành ngôi miếu khang trang hài hòa với tổng thể kiến trúc và cảnh quan của cụm di tích. Từ đó khách thập phương đến chiêm bái mỗi ngày một đông.

Bia Bà linh ứng nhất trong chuyện làm ăn

Bia Bà nổi tiếng linh thiêng, vào những ngày đầu năm mới hay những ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng luôn tấp nập người đi lễ. Những ai đã xin lộc ở Bia Bà thì cuối năm luôn là dịp lễ tạ.

Chùa Bia Bà - GSV Travel

Những nét hấp dẫn của tour du lịch Hà Nội chùa Tiên – Mẫu Đầm Đa

Lý giải về việc nhiều người cầu Thánh Bà phù hộ chuyện làm ăn, ông Hiền cho biết, Thánh Bà khi xưa là người chỉn chu, lo lắng, quản lý mọi việc trong cung để nhà vua yên tâm chinh chiến khắp nơi. Từ đó, trong dân gian sinh ra tín ngưỡng cầu lộc Thánh Bà, mong được thuận lợi trong việc làm ăn buôn bán. Nhiều người đã ăn nên làm ra, chủ doanh nghiệp, cửa hàng buôn bán,… hàng năm về lại để phát tâm công đức, vì cho rằng đã ăn lộc của Thánh Bà thì quay trở để báo đáp. Vì thế, giới làm ăn, doanh nhân, buôn bán nhỏ lẻ tìm đến nhiều.

Bà Hoàng Thị Bé, người gốc làng La Khê, làm nghề cúng thuê ở Bia Bà hơn 20 năm nay cho biết, khi đến dâng hương, mâm sắm lễ tùy tâm từng người, nhưng chủ yếu là các lễ chay như hương, hoa tươi, bánh, quả chín, trầu cau và một ít tiền lẻ.

Bác Mai, hơn 80 tuổi (Pháp Vân, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đi lễ chùa Bia Bà nhiều năm rồi, từ thời mộ Bà chỉ đặt tấm bia đá ở giữa đồng, sau có mái tôn lợp sơ sài lấy chỗ cho nhân dân cúng bái. Khoảng những năm 80, sau khi Bia Bà được đưa về sân đình La Khê, lượng người đến lễ cầu lộc mới đông như bây giờ.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *