Thưởng thức hương vị đậm đà của thịt trâu gác bếp Sapa

Thịt trâu gác bếp - GSV Travel

Thịt trâu gác bếp Sapa là món ăn nổi tiếng đại diện cho ẩm thực vùng núi cao Lào Cai. Với hương vị thơm ngon,đậm đà thịt trâu gác bếp đã chạm đến trái tim du khách.

Du lịch Sapa thu hút được nhiều du khách tour du lịch Lào Cai là bởi nền ẩm thực độc đáo. Khi bạn đến đây, sẽ được thưởng thức những món ăn vừa ngon, vừa nổi tiếng như lợn cắp nách, thắng cố, rượu táo mèo và một món không thể không nhắc tới đó là thịt trâu gác bếp. Trong đó món thịt trâu gác bếp có nguồn gốc từ xa xưa của người Thái đen. Theo quan niệm của họ nếu thịt được đem đi tẩm ướp với một số loại gia vị rồi mang đi làm khô sẽ để được lâu hơn.

Thịt trâu gác bếp - GSV Travel

Cách chế biến thịt trâu gác bếp Sapa không khó nhưng cũng công phu đòi hỏi được chế biến bởi những người có kinh nghiệm và khéo tay thì miếng thịt trâu thành phẩm mới ngon và đúng vị. Ở mỗi vùng, mỗi dân tộc có cách chế biến khác nhau, thể hiện ở cách dùng gia vị. Sau đây là cách làm món thịt trâu gác bếp đặc sản Sapa.

Thịt trâu được chọn là những con trâu được chăn thả tự nhiên trên đồi núi vì thế mà thịt rất thơm ngon. Trâu sau khi được mổ sẽ lấy phần bắp đùi đây là phần ngon nhất, lọc hết phần gân và phần mỡ, sau đó thái miếng dọc thớ dài khoảng 15cm, rộng 7-8cm, dày từ 2-3cm rồi dùng búa đậm cho thật mềm.

Công đoạn tiếp theo là tẩm ướp các gia vị gồm có: gừng, sả, tỏi, ớt khô đã được băm nhỏ, đặc biệt không thể thiếu mắc khén đã giã nhỏ- loại hạt tiêu rừng. Sau đó đem trộn đều gia vị, để thịt trâu ngấm trong 2-3 tiếng.

Khi thịt trâu đã ngấm đều thì dùng que xiên và đem treo trên gác bếp cho thịt chín từ từ, chín đều, không được để thịt sát than củi tránh bên ngoài thì bị cháy bên trong lại không chín.

Thịt sẽ chín dần nhờ vào khói than của củi mà người Thái đun quanh năm và độ nóng của gia vị khi đã được tẩm ướp chỉ cần chờ đến khi thịt óng đen, quắt khô. Khi những miếng thịt trâu khô đã đượm mùi hấp dẫn riêng của nó thì người ta sẽ lấy xuống để dùng dần.

Thời gian từ tầm 8 tháng đến 1 năm sau thì sẽ hạ thịt trâu xuống có thể nướng, hầm hay chế biến thành nhiều món khác nhau và ăn tới đâu lấy tới đó. Khói ám lâu ngày khiến cho thịt trâu có mùi đặc biệt, mang đậm phong vị mới núi rừng với hình thức bên ngoài khô, màu nâu thẫm nhưng bên trong vẫn hồng hào, tươi đỏ và ngọt đậm đà.

Thường thì người dân luộc qua nước dể thịt mềm và đảm bảo chín hết, sau đó xé từng thớ nhỏ bày đĩa. Đặc biệt những gia vị như tiêu, ớt, gừng, mắc kén do hun khói lâu ngày nên vẫn bám chặt trên từng thớ thịt hồng.

Miếng thịt trâu dù đã khô nhưng vẫn giữ nguyên được mùi vị đặc trưng, đặc biệt là độ ngọt của thớ thịt. Khi ănthực khách du lịch Hà Nội Sapa 2 ngày 1 đêm xé nhỏ dọc theo thớ, có thể ăn ngay hoặc được coi là món nhậu chính uống cùng rượu ngô. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản những vẫn có thể để dự trữ được.

Bảo quản ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn chỉ cần cho vào lò vi sóng 2-3 phút hoặc nướng qua than cho mềm hoặc có thể châm chút cồn như nướng mực rồi dùng chày đập thịt cho thịt mềm, xé sợi và chấm tương ớt.

Miếng thịt trâu hun khói hay gác bếp không chỉ là món ngon mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Với những người dân bản địa món ăn này có mặt tron những bữa cơm tiếp khách hoặc những ngày đi rừng đường dài hay những ngày mưa lũ họ không thể ra ngoài mua thức ăn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *