Ngày Xuân tìm hiểu về nguồn gốc lễ Khai ấn Đền Trần

Khai ấn đền Trần - GSV Travel

Hằng năm vào dịp đầu xuân, Lễ hội đền Trần lại được tổ chức nhằm khẳng định, tôn vinh công lao dựng nước, giữ nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Đây cũng là dịp để nhân dân thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, cũng như cầu mong cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, mọi nhà, mọi người bước vào năm mới bình an, hạnh phúc.

Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, vương triều Trần được biết đến là một vương triều cường thịnh, giỏi trong phát triển kinh tế-xã hội, một triều đại thượng võ với nghệ thuật quân sự vượt bậc và những chiến công lừng lẫy – ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông.

Khai ấn đền Trần - GSV Travel

Những nét hấp dẫn du khách của tour du lịch chùa Trăm Gian

Theo tục truyền, năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chính sách “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long và rút lui chiến lược về phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định) để huy động sức mạnh toàn dân.

Sau khi đánh bại quân Nguyên Mông, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn” để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.

Sau này, tại nền phủ Thiên Trường, nhân dân Nam Định đã xây dựng Khu di tích đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền Thiên Trường (hay đền Thượng) thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch (hay đền Hạ) thờ Trần Hưng Đạo và đền Trùng Hoa thờ 14 vị vua Trần cùng các quan văn, võ; đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc. Hiện nay, lễ khai ấn đền Trần với những nghi thức truyền thống vẫn được bảo tồn, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự.

Lễ hội đền Trần năm 2017 tại Nam Định sẽ được tổ chức từ ngày 7 đến 12/2/2017 (tức ngày 11 đến 16 tháng Giêng năm Đinh Dậu), với trọng tâm là Lễ khai ấn. Theo Ban tổ chức, năm nay, lễ hội đền Trần sẽ phát ấn sớm hơn so với mọi năm – bắt đầu phát ấn từ 5h sáng ngày 15 tháng Giêng ; số lượng ấn phát ra sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân và du khách.

Sáng ngày 11 tháng Giêng tổ chức làm lễ rước kiệu Ngọc Lộ. Đây là nghi lễ rước kiệu đặt bát hương thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông từ chùa Phổ Minh sang đền Thiên Trường. Nghi thức này của Vương triều Trần đã bị mai một từ rất lâu, mới được phục dựng vào năm 2015. Qua ngày 12 tháng Giêng, sẽ tổ chức lễ rước nước, tế cá. Vào ngày 14 tháng Giêng, du khách thập phương tour du lịch Đền Trần Chùa Keo và nhân dân vào làm lễ đầu năm tại đền Trần, đến 21 giờ sẽ ra bên ngoài khuôn viên đền Trần để ban tổ chức làm công tác chuẩn bị nghi lễ dâng hương, rước kiệu ấn và khai ấn.

Sau phần lễ là phần hội với các sinh hoạt văn hoá khá phong phú và độc đáo như hội diễn võ của 3 thế hệ (ông, cha, con) tại sân đền Thiên Trường, các cuộc đấu vật, múa rồng, múa sư tử, hội chọi gà, ném vòng cổ chai, chơi đu, chơi cờ thẻ… Đặc biệt có màn biểu diễn múa bài Bông, một điệu múa mừng chiến thắng của quân dân thời Trần. Sau này dân làng Phường Bông (Mỹ Trung) vốn là phường múa hát phục vụ cung đình ngày xưa, thường tập luyện các điệu múa này và trình diễn trong các dịp lễ hội đền Trần.

Thái Bình là đất phát tích và hưng nghiệp của nhà Trần, các di tích lịch sử phản ánh về thời Trần và triều đại nhà Trần cũng chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng số di tích lịch sử hiện có ở đây. Các di tích trải rộng trên địa bàn tỉnh và tập trung nhiều nhất tại Hưng Hà. Đó là Khu Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ và Lăng mộ các vua Trần tại làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà.

Trên mảnh đất Hưng Hà, các vua Trần đã cho xây dựng hành cung Long Hưng – nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại và Tam Đường – nơi lưu giữ hài cốt các vị tổ triều Trần như: Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng Hoàng Trần Thừa. Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ của các hoàng đế nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, các hoàng hậu sau khi qua đời đều được đưa về hợp táng tại các lăng mộ có tên Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dụ Lăng, Quy Đức Lăng.

Ngày 20/9 (tức 20/8 âm lịch), tại Khu Di tích Văn hóa đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định), tỉnh Nam Định tổ chức lễ hội truyền thống đền Trần năm 2016, tưởng niệm 716 năm ngày mất Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Năm 2014, Lễ hội đền Trần-Thái Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2015, “Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần” ở Thái Bình được nhà nước công nhận là “Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt”.

Hằng năm, lễ hội được tổ chức từ ngày 13-18 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội bao gồm phần lễ được cử hành trang trọng, uy nghi và tôn kính như: lễ tế mở cửa đền, lễ rước nước thiêng từ ngã 3 sông Hồng về đền Trần, lễ tế mộ, đặc biệt có lễ bái yết được tổ chức nhằm khôi phục lại nghi lễ xa xưa các vua Trần thường làm lễ bái yết tổ tiên mỗi khi có sự kiện trọng đại… Bên cạnh đó, phần hội cũng được tổ chức sôi nổi với những trò chơi mang đậm tính dân gian như: thi cỗ cá, thi nấu cơm cần, thi vật cầu, kéo co, pháo đất, cờ tướng…

Không chỉ được biết đến là một vương triều với võ công oanh liệt, giỏi đánh giặc, nhà Trần còn để lại cho hậu thế những nét sinh hoạt văn hóa rất riêng biệt, đặc sắc, đó là lễ giao chạ (kết nghĩa anh em) giữa 2 làng Vân Đài (xã Chí Hòa) và làng Tam Đường (xã Tiến Đức) đã tồn tại hơn 7 thế kỷ, lễ rước nước và thi cỗ cá độc đáo thể hiện đậm nét phương thức sống của cư dân vùng sông nước và mang tính nhân văn sâu sắc nhằm giáo dục, nhắc nhở thế hệ sau tưởng nhớ tới thuở hàn vi tổ tiên nhà Trần sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Đây là những nét sinh hoạt mang giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử không dễ tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *