Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 5):J-20 – “Đại bàng đen” lai lịch bất minh

Ngày 11/1/2011, tiêm kích thế hệ 5 J-20 “Đại bàng đen” của Trung Quốc lần đầu tiên đã bay thử tại sân bay Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang ở Bắc Kinh. Đây gần như là một cú sốc bất ngờ đối với tình báo Mỹ, bởi Washington đinh ninh rằng, Trung Quốc không thể có tiêm kích thế hệ 5 nội địa ít nhất đến năm 2018-2020, và chỉ có thể có vài chiếc trong trang bị vào năm 2025.

1

 4+ hay 5-?

Giới chuyên gia đánh giá rất khác nhau về J-20. Tuy nhiên, những đánh giá về chức năng, tính năng kỹ thuật, trang bị, vũ khí của máy bay này đều là phỏng đoán dựa trên hình ảnh, video clip hay thông tin không chính thức trên mạng Trung Quốc. Nhìn chung, giới phân tích thống nhất coi đây là bước tiến bộ lớn của Trung Quốc. Thậm chí, một số ít người đã vội tung hô J-20 như một kỳ phùng địch thủ của F-22 và T-50, đe dọa các tiền đồn của quân đội Mỹ, và là “sát thủ” tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương; hay nó có thể thách thức ưu thế trên không của Mỹ và xuyên thủng mọi hệ thống phòng không ở châu Á-Thái Bình Dương.

 
Anh 2

Một số ý kiến khác thì thận trọng hơn, từ chê trách kịch liệt cho đến khẳng định đây chỉ là mẫu trình diễn công nghệ. Ông Andrei Chang, Tổng biên tập tạp chí Kanwa Asian Defense, đánh giá máy bay Trung Quốc chưa thể sánh với F-22 và T-50, và nhiều khả năng J-20 chỉ là máy bay thế hệ 4+, song có thể hiện đại hóa lên thế hệ 5 khi công nghệ cho phép. Về tác động tiềm tàng của J-20, ông Ted Galen Carpenter, Phó chủ tịch Viện Cato ở Washington cho rằng, J-20 “sẽ không có ảnh hưởng gì đến cán cân quân sự trong vòng 10 năm tới hay gần như thế”, nhưng sự xuất hiện của nó “là quan trọng về mặt tâm lý và tượng trưng”.

Căn cứ vào kích thước lớn của máy bay, nhiều chuyên gia phỏng đoán, J-20 có chức năng chính là tiến công mục tiêu mặt đất và tàu chiến mặt nước cỡ lớn, song nó cũng có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn. Từ góc độ kỹ thuật, J-20 cũng gây nên những nghi ngờ lớn, đặc biệt là khả năng của Trung Quốc tự phát triển động cơ thế hệ 5 và radar mạng pha chủ động, hai điều kiện sống còn của tiêm kích thế hệ 5, nhưng cũng là hai điểm yếu cốt tử của Trung Quốc.

Theo giới chuyên gia, J-20 quá cồng kềnh và nặng nề với chiều dài khoảng 21-23m, sải cánh 14-15m, trọng lượng cất cánh tối đa 34-40 tấn. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn không có động cơ nội địa thế hệ 5 cho J-20. Với động cơ nội địa cải tiến WS-10G hoặc AL-31FN của Nga, J-20 không thể có các tính năng bay cần thiết cho một tiêm kích thế hệ 5. Khó khăn về động cơ cho J-20 có lẽ là thật, vì không phải ngẫu nhiên mà năm 2010, Trung Quốc đã ráo riết đàm phán với Nga để mua động cơ 117S. Bên cạnh đó, khả năng Trung Quốc tự chế tạo các thiết bị điện tử tiên tiến cho tiêm kích thế hệ 5, trước hết là radar mạng pha chủ động, trong tương lai gần vẫn còn là hoài nghi. Xem thêm Ho Ngoc Ha                                                             

Nghi án sao chép công nghệ

Thú vị nhất là những đồn đoán Trung Quốc cóp nhặt, lai tạp các công nghệ máy bay tàng hình của Nga và Mỹ trong thiết kế J-20. Một giả thiết được nhiều người ủng hộ là J-20 được phát triển dựa trên thiết kế tiêm kích thế hệ 5 thử nghiệm MiG 1.44 mà Nga đã “vứt bỏ”.

Tháng 1.2011, nghị sĩ Mỹ Buck McKeon nói rằng, Trung Quốc đã dùng gián điệp mạng trên lãnh thổ Nga đánh cắp công nghệ của Nga để chế tạo J-20. Còn theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), Nga đã bán bản vẽ sơ đồ khí động học và phần mềm tính tiết diện radar của MiG-1.44 cho Trung Quốc. Tháng 8.2011, một nguồn tin cao cấp Nga tiết lộ, J-20 được chế tạo theo công nghệ Nga và Trung Quốc có thể đã có được các tài liệu liên quan đến dự án MiG 1.44.

Anh 3

Nga từ bỏ MiG 1.44 để phát triển T-50, vì MiG-1.44 ở trình độ công nghệ lỗi thời của những năm 1980. Thế nhưng “cũ người, mới ta”, Trung Quốc lại rất quan tâm đến MiG-1.44 và có tin, cuối cùng, Trung Quốc đã mua được tài liệu thiết kế MiG-1.44. Ông Mikhail Barabanov, Tổng biên tập tạp chí Moscow Defense Brief thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST (Nga) bình luận: J-20 trông như một kết cấu lai ghép từ các giải pháp thiết kế học mót từ các mẫu máy bay thế hệ 5 MiG 1.44 và Т-50 của Nga và F-22 của Mỹ.

J-20 có sơ đồ kiểu “vịt”, giống hệt 1.44 và kích thước cũng gần như thế, trừ những khác biệt nhỏ. Sao chép MiG-1.44, J-20 cũng không tránh khỏi các nhược điểm của thiết kế này. Ngoài ra, J-20 còn bị nghi ngờ sao chép một số công nghệ của các máy bay tàng hình Mỹ F-117, F-22 và F-35. J-20 có mũi và buồng lái giống hệ F-22, còn các bộ hút khí có lẽ sao chép từ F-35.

Anh 4

Chuyên gia Richard Aboulafia (Trung tâm Teal Group) lại cho rằng, trong số 11 tiêu chí của tiêm kích thế hệ 5, J-20 may ra chỉ đáp ứng được một: bộc lộ thấp (tàng hình). Có lẽ ông này có lý vì tình báo Trung Quốc từ lâu đã săn lùng và lấy được không ít công nghệ của máy bay tàng hình Mỹ.

Tháng 1.2011, Đô đốc Domazet-Lošo, cựu chỉ huy tình báo quân sự và phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Croatia thời nội chiến Nam Tư cho biết, tình báo Trung Quốc đã mua lại từ các nông dân Serbia những mảnh xác và chi tiết của chiếc F-117 bị bắn rơi tháng 3.1999. Trung Quốc có thể đã sử dụng công nghệ F-117 để chế tạo J-20. Như vậy, có thể thấy rằng, “kỳ quan công nghệ made in China” J-20 hiện chỉ có thể là mẫu trình diễn công nghệ lạc hậu 10-15 năm, chứ chưa phải là một tiêm kích thế hệ 5 thật sự.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *