Carl Thayer: 'ASEAN cần cầm lái trong qua hệ với cường quốc'

[ad_1]

ob.jpg

Tổng thống Mỹ Barack Obama, thứ 4 từ phải sang, tham dự cuộc họp với các nguyên thủ ASEAN tại Myanmar năm ngoái. Ảnh: AP

Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia trao đổi với VnExpress về sự trưởng thành của ASEAN cả về quy mô và vị thế nhân kỷ niệm 48 năm thành lập, ngày 8/8/1967-8/8/2015.

– Thành tựu và cả mặt cần khắc phục của Hiệp hội ASEAN sau 48 năm là gì thưa ông?

–  ASEAN đã mở rộng quy mô hiệp hội lên mức bao gồm gần tất cả các quốc gia Đông Nam Á, trừ Timor Leste đang xúc tiến việc gia nhập. Điều này giúp ASEAN có thể yêu cầu các nước chấp nhận vai trò trung tâm của mình trong giải quyết các vấn đề của Đông Nam Á và tiến tới thiết lập Cộng đồng. ASEAN đã có những đóng góp đáng kể vào hòa bình, ổn định và phát triển giữa các nước thành viên và cả khu vực.

Tôi cho rằng có một sự thống nhất lớn trong giữa 10 nước ASEAN trong một số lĩnh vực nhờ nguyên tắc đồng lòng của hiệp hội. Chẳng hạn về kinh tế, ASEAN đã đạt được tỷ lệ cao trong mục tiêu tiến tới một cộng đồng.

Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề còn tranh cãi, như quan hệ với các cường quốc và vấn đề Biển Đông. Tiến trình đoàn kết của ASEAN bị hạn chế bởi những năng lực khác nhau của các nước thành viên.

– Vai trò của Việt Nam trong ASEAN là gì?

Việt Nam đang nổi lên là một bên đóng vai trò nòng cốt trong ASEAN nhờ tầm nhìn chiến lược và sự ổn định trong nước. Điều này trái ngược với Thái Lan, một thành viên sáng lập của ASEAN, liên tiếp có bất ổn nội địa. Việt Nam có thể đóng vai trò chính trị – ngoại giao quan trọng trong thúc đẩy đoàn kết ASEAN trong quan hệ với các nước lớn.

Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc cùng các nước ASEAN khác. Việt Nam cũng cần thúc đẩy trong chính nội địa nhằm thực hiện các cải cách hơn về kinh tế và đưa các ngành công nghiệp trở nên cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Một nền kinh tế càng mạnh thì Việt Nam càng có thể thúc đẩy mối hợp tác kinh tế cùng có lợi với các nền kinh tế lớn trên thế giới và với các nước Đông Nam Á.

– ASEAN giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông như thế nào?

ASEAN không thể đóng vai trò trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền liên quan đến các thành viên và Trung Quốc. Tuy nhiên ASEAN có thể đóng vai trò trong xây dựng lòng tin và quản lý xung đột.

ASEAN đã vượt qua được mớ lộn xộn năm 2012 khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN, từ chối đưa vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố chung. ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản nhờ sáng kiến ngoại giao của Indonesia. Tháng 9/2013, ASEAN nhất trí cùng Trung Quốc ký khung thực hiện Nhóm làm việc chung thực hiện Tuyên bố DOC. Từ đó ASEAN và Trung Quốc đã tổ chức 15 cuộc họp và 9 cuộc họp quan chức cấp cao ASEAN.

Dần dần ASEAN cho thấy sự mất kiên nhẫn của mình với tiến độ chậm chạp của các thảo luận này và đang thúc đẩy Trung Quốc tách riêng việc thảo luận Bộ quy tắc (COC) với Tuyên bố (DOC). Trung Quốc không thể chi phối ASEAN và sai khiến điều ASEAN nên làm ở Biển Đông. Nhưng ASEAN cũng chỉ có thể dùng các phương cách chính trị và ngoại giao để gây áp lực với Trung Quốc. Điều này có nghĩa Trung Quốc có thể quyết định nhịp độ và phạm vi tiến độ thực hiện DOC và chấp thuận COC.

– Có phải ASEAN đang bị “trói tay” trong tìm cách giải quyết vấn đề Biển Đông?

Sau sự cố 2012 ở Campuchia, các ngoại trưởng ASEAN năm ngoái đã ban hành một tuyên bố riêng về việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra Biển Đông. Đây là lần đầu tiên ASEAN ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp với Trung Quốc liên quan đến Hoàng Sa. Sau đó các lãnh đạo ASEAN bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về các hành động xây dựng các đảo nhân tạo, nhưng không nêu đích danh Trung Quốc.

Tiến trình đoàn kết của ASEAN ở Biển Đông bị cản trở bởi những năng lực khác nhau của các thành viên. Tuy nhiên, ASEAN cần đặt mình vào “chiếc ghế của người cầm lái” trong các vấn đề khu vực và quan hệ với các nước lớn.

– Ông đánh giá thế nào về vai trò Trung Quốc, với tư cách là đối tác của ASEAN?

Trung Quốc nhắm tới việc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự vượt trội ở Đông Á nhưng tách biệt khỏi Mỹ. Trung Quốc không nhắm tới việc làm suy yếu ASEAN. Một ASEAN đoàn kết có ích cho Trung Quốc miễn là nó điều tiết, không chống lại các ưu tiên và lợi ích của Bắc Kinh.

Trung Quốc muốn thể chế hóa mối quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và văn hóa – xã hội với ASEAN theo cách mà sự ưu việt của Trung Quốc được đề cao. Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự trị của mỗi nước Đông Nam Á chừng nào các nước này phục tùng. Trung Quốc sẽ rắn với bất kỳ nước nào chống lại mong muốn của họ.

Trung Quốc cũng sẽ nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng của các nước lớn khác trong khu vực nếu các nước này cố liên kết các nước chống lại Trung Quốc. ASEAN chỉ có thể ngăn mình rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc bằng cách khuyến khích các nước lớn cân bằng với Trung Quốc. Nhưng ASEAN không thể liên minh với bất kỳ nước nào chống lại nước kia. Nói cách khác, ASEAN phải tiếp tục nỗ lực để bảo đảm tính trung tâm của mình với các vấn đề khu vực và khuyến khích các nước lớn tôn trọng vai trò của mình.

– Khi có các nước lớn hiện diện ở khu vực, ông cho rằng ASEAN đã thể hiện được vai trò trung tâm của mình?

Khi cựu Tổng thống Mỹ George Bush còn cầm quyền ông không tham dự Hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo ASEAN Mỹ lần thứ nhất năm 2009 tại Singapore. Khi ông đề nghị tổ chức tại Texas, không có Myanmar, ASEAN từ chối.

Mỹ năm ngoái thúc đẩy việc đóng băng các hoạt động ở Biển Đông, nhưng ASEAN không nắm lấy cơ hội này vì Trung Quốc phản đối. ASEAN tham gia cùng Trung Quốc thiết lập ASEAN+ 3 rồi tiến tới thành lập Cấp cao Đông Á (EAS).

Sau đó ASEAN mở rộng EAS bao gồm cả Mỹ và Nga, bất chấp Trung Quốc phản đối sự tham gia của Mỹ như là một nhân tố bên ngoài. Trung Quốc nhắc lại rằng ASEAN không đưa vấn đề Biển Đông ra đa phương nhưng không ngăn được ASEAN có quan điểm chung và đôi khi chỉ trích Bắc Kinh mà không nêu đích danh. Một điểm nữa, Việt Nam, nước chủ tịch ASEAN năm 2010 và Tổng thư ký hiệp hội lúc đó là Surin Pitsuwan đã từng được mời tới họp G20 tại Canada.

– Cộng đồng ASEAN dự kiến thiết lập cuối năm nay có vai trò thế nào với hiệp hội?

Trong 3 trụ cột của Cộng đồng (Chính trị – an ninh, Kinh tế Văn hóa), có thể nói ASEAN ít đoàn kết hơn trong trụ cột Chính trị – an ninh, vì mỗi thành viên có lợi ích quốc gia riêng và quan hệ khác với các nước lớn. Các nước cùng có yêu sách ở Biển Đông có lợi ích khác các nước không có tranh chấp với Trung Quốc.

Không có “viên đạn bạc” nào giúp giải quyết tất cả các bất đồng của khối. Các nước cần tiếp tục thực hiện theo “Cách của ASEAN” và dần xây dựng sự nhất trí mà tất cả các nước dành ưu tiên cao hơn cho lợi ích chung.

Việt Anh

Theo vnexpress

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *